Tử Thần 3D tặng Giftcode ra mắt phiên bản mới, máy chủ mới
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.Hợp tác chuyển đổi số trong đào tạo và khám chữa bệnh từ xa
Ngày 5.1, Ban Quản lý dự án (BQLDA) 85 - Bộ GTVT phối hợp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hợp long cầu Đại Ngãi 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 bắc qua sông Hậu, nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Tại buổi lễ, đại diện BQLDA 85 cho biết, Dự án cầu Đại Ngãi gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 11-XL (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) khởi công xây dựng từ tháng 10.2023 và gói thầu số 15-XL (cầu Đại Ngãi 1) triển khai xây dựng từ tháng 12.2024.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, đến nay, hạng mục công trình chính cầu Đại Ngãi 2 đã cơ bản hoàn thành và tổ chức lễ hợp long cầu đúc hẫng Đại Ngãi 2 (vượt tiến độ khoảng 6 tháng).Cầu Đại Ngãi nằm trong quy hoạch trục dọc ven biển kết nối TP.HCM với các tỉnh duyên hải ĐBSCL, kết nối các cảng biển và khu kinh tế ven biển. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế, thực hiện thành công chiến lược biển mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam.Dự án cầu Đại Ngãi được đầu tư hoàn thành và nối thông toàn tuyến QL60 sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng ĐBSCL, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng 80 km so với tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá cao nỗ lực của BQLDA 85, nhà thầu và các đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực để hợp long cầu Đại Ngãi 2 vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30.4.2025 như cam kết.Trước đó, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi cơ bản hoàn thành vào năm 2027, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2028 (kế hoạch ban đầu là năm 2026).Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.
Tăng sắc tố da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà
Ngày 15.1, Trường ĐH Nam Cần Thơ có trận đấu gặp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tại trận bán kết vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Đây thực sự là cặp đấu gây bất ngờ tại giải khi 2 đội lần đầu tiên vào tới trận bán kết. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là tân binh nhưng đã thi đấu ấn tượng trước 2 cựu binh là Trường ĐH FPT Cần Thơ và Trường ĐH Tây Đô để giành vị trí nhì nhóm B, vào bán kết cùng Trường ĐH Trà Vinh. Trong khi đó, Trường ĐH Nam Cần Thơ rất khó khăn mới giành được vị trí nhất nhóm A, khi rơi vào bảng đấu "tử thần" cùng với Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Cửu Long và Trường ĐH Cần Thơ. Đặc biệt, trong 4 đội thuộc các trường đại học ở TP.Cần Thơ tham dự giải, hiện chỉ còn Trường ĐH Nam Cần Thơ tranh tài ở vòng bán kết. Vì vậy, khi thi đấu trên SVĐ Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận được sự ủng hộ của đông đảo cổ động viên, áp đảo hơn hẳn so với đội khách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.Với sự cổ vũ nồng nhiệt, các cầu thủ Trường ĐH Nam Cần Thơ nhập cuộc với tâm lý thoải mái, tự tin, có nhiều pha tấn công nguy hiểm về phía đội bạn. Cơ hội nhanh chóng được chuyển hóa thành bàn thắng ngay từ phút thứ 10, nhờ pha lập công đẹp mắt của Từ Chí Minh (số 9). Trên đà hưng phấn, toàn đội càng chơi càng hay, liên tục uy hiếp khung thành đội bạn.Kết quả, sau 80 phút thi đấu chính thức, Trường ĐH Nam Cần Thơ thắng đậm 5-1 trước Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Qua đó làm nên "kỳ tích" khi lần đầu tiên vào chơi trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ.Trong một ngày đội chơi hay và đồng đều ở các vị trí, có thể nói, Từ Chí Minh là cầu thủ tỏa sáng nhất với cú đúp vào lưới Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Ngoài pha ghi bàn mở tỷ số vào phút thứ 10, chàng trai này tiếp tục lập công vào phút 29. Qua đó, nam sinh quê Bạc Liêu nâng tổng số bàn thắng ghi được lên con số 4, đang là một trong 2 cầu thủ sáng giá cho danh hiệu "vua phá lưới" tại vòng loại Tây Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025 (cùng với Cao Lữ Minh Thuận, số 8, Trường ĐH Trà Vinh). Sau trận đấu, Từ Chí Minh chia sẻ: "Em đã tham gia 2 mùa giải nên cảm xúc rất đặc biệt. Năm 2024, đội bị loại sớm từ vòng bảng, em cũng không ghi được bàn thắng nào. Vì vậy, năm nay em rất vui khi đội tiến vào trận chung kết, nhất là khi em ghi được 2 bàn thắng tại trận đấu ý nghĩa này. Đối với em, đây là một kết quả có quá nhiều hạnh phúc nên em muốn dành tặng cho gia đình, người yêu và các cổ động viên đã luôn ủng hộ, khích lệ tinh thần cho em".Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Tiệm giò chả hơn 40 năm ở TP.HCM nhộn nhịp, ngưng nhận đơn tết vì làm không xuể
Ngày 2.2, thông tin từ UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ ngày 25.1 - 2.2), địa phương đón khoảng 200.000 lượt khách. Trong đó, Khu danh thắng Yên Tử đón trên 30.000 lượt khách, chùa Ba Vàng đón trên 180.000 lượt khách; khách quốc tế trên 1.000 lượt. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt trên 115 tỉ đồng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, dọc tuyến đường từ QL18 đến cổng Khu danh thắng Yên Tử đều thông thoáng, không có tình trạng ùn tắc. Các bãi đỗ xe của Khu danh thắng Yên Tử đều đáp ứng được nhu cầu của du khách khi hành hương về đất Phật.Người dân xếp hàng rất trật tự để mua vé cáp treo, vé thắng cảnh. Xung quanh các điểm tâm linh cũng không có tình trạng bán chữ, bói toán…Dọc hành trình lên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách thích thú ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ trong màn sương mờ ảo, càng lên cao sương mù càng dày. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy. Mọi người chiêm bái lễ Phật thành kính, đảm bảo trật tự.Đại diện Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, để phục vụ mùa trẩy hội xuân 2025, doanh nghiệp đã bố trí 100 xe điện phục vụ du khách di chuyển từ khu vực bãi đỗ xe đến khu vực hành hương dưới chân núi. Đồng thời, bố trí lực lượng thường trực làm công tác an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông, sơ cấp cứu…Cạnh đó, công ty đã tiến hành rà soát, sửa chữa toàn bộ hệ thống lan can trên tuyến đường hành hương đi bộ từ chùa Hoa Yên đi chùa Vân Tiêu và đi An Kỳ Sinh, đoạn từ chùa Một Mái đi Bảo Sái lên An Kỳ Sinh và từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng…Dự báo, trong ngày khai hội xuân Yên Tử 7.2 lượng du khách sẽ tăng đột biến, Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã lên phương án tăng cường lực lượng với Công ty CP Phát triển Tùng Lâm để đảm bảo cho người dân hành hương an toàn, vui tươi.Theo ban tổ chức Lễ hội Xuân Yên Tử 2025, lễ khai hội dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 ngày 7.2.2025 (tức ngày 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), tại Cung Trúc Lâm Yên Tử.Lễ khai hội gồm các nghi lễ tâm linh, như: dâng lễ, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…Lễ hội còn có nhiều hoạt động bên lề như biểu diễn rồng, lân; biểu diễn nghệ thuật nhạc cụ dân tộc; trò chơi dân gian tại Quảng trường Minh Tâm và các hoạt động khác trong Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử; ẩm thực của người dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử; biểu diễn võ thuật cổ truyền; trải nghiệm cưỡi ngựa…